Vì sao nhà tuyển dụng lại “care” chuyện di chuyển của bạn?
1. Sự ổn định & gắn bó lâu dài
Nếu bạn ở quá xa (1–1.5h di chuyển/ngày), nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi:
“Liệu bạn có trụ lâu được không?”
Vì thực tế: khoảng cách càng xa – tỷ lệ trễ, mệt, chán việc càng cao.
Không ai muốn tuyển một người chỉ gắn bó vài tháng rồi nghỉ vì... “em ngán kẹt xe”.
2. Tác động đến hiệu suất làm việc
Ngồi 45 phút trên xe buýt sáng – chiều, về nhà lúc 7h tối.
Bạn có còn dư năng lượng để học thêm, sáng tạo, phát triển bản thân?
Chưa kể đến những buổi OT hay training đột xuất.
3. Để cân nhắc hỗ trợ phù hợp
Một số công ty có hỗ trợ xăng xe, chỗ gửi xe hoặc linh hoạt giờ giấc.
Nhưng để làm điều đó, họ cần biết tình hình thực tế của bạn.
4. Khả năng quản lý thời gian
Ai cũng bảo: “Em đi đúng giờ lắm ạ”
Nhưng nếu từ nhà bạn tới công ty mất 1 tiếng rưỡi và bạn chưa từng thử đi buổi sáng lúc kẹt xe,
thì chữ “đúng giờ” đó… đáng nghi rồi nha!
5. Tính chủ động trong công việc
Có người sẽ hỏi lại: “Công ty có hỗ trợ gì không ạ?”
Nhưng người chủ động sẽ nói: “Em đã tính phương án đi sớm hơn vào khung giờ cao điểm để kịp công việc.”
Tips trả lời vừa thật – vừa ghi điểm
Thành thật: Đừng khai gần trong khi xa tít mù khơi. Nếu HR “check map” thì... quên job luôn
Cho thấy bạn đã chuẩn bị:
“Dạ em mất tầm 30–40 phút. Em đã test thử vào khung giờ cao điểm rồi nên cũng tính trước được ạ.”
Thêm một câu chốt có tâm:
“Em cũng quen chạy xe nên em thấy ổn, với lại em ưu tiên công việc phù hợp hơn khoảng cách.”
(Và nếu bạn thật sự nghĩ vậy nhé, đừng copy & paste)
Kết
Đường xa không đáng sợ, đáng sợ là không có sự chuẩn bị và trung thực.
Một câu hỏi tưởng "trà đá", nhưng lại là “bài test ngầm” cho sự cam kết.
Nếu bạn chưa từng để ý đến câu hỏi này trước kia – giờ thì biết rồi đó.
Làm CV đẹp, nói chuyện trôi chảy, nhưng nhớ đừng để “khoảng cách địa lý” là lý do mất job nha!